Một lý do khiến Bình Nguyên Lộc cho rằng người Mường gốc Sở là họ có trống đồng (theo ông dân Việt ở Sở có trống đồng). Ông còn nêu một lý do nữa ta sẽ thấy lần sau.



Bình Nguyên Lộc, “Nguồn gốc người Mường” (1)




Mường là Mã Lai đợt II (314)

Thuyết về biên giới Hồ Ðộng Ðình (...) là của (...) người Mường (363)

Người Mường là người Cổ Việt bất hợp tác với Trung Hoa rút lên rừng mà ở (542)

Người Mường (...) là khách trọ của Hùng Vương (...) là Mã Lai đợt II ở trọ với Mã Lai đợt I (567)

Người Mường chỉ mới tới xứ ta có 2500 năm (...) dân của vua Hùng Vương đã đến đây từ 5000 năm rồi (720)

Khi tới (...) họ không sống riêng rẽ như bây giờ mà định cư lẫn lộn với ta, cưới gả với ta (...) Nhưng rồi họ sống riêng, có lẽ họ không ưa Tàu nên bất hợp tác.(...) Họ chỉ mới bị Tàu đánh đuổi cách đó có 500 năm (...) hận cũ chưa phai trong ký ức của dân tộc, còn ta thì đã quên mất cái thù Hiên Viên, nó quá lâu đời rồi (721)

Từ 2000 năm nay, tức từ ngày Mã Viện đặt ách trực trị lên cổ của ta và họ, họ không tiến (...) vì địa bàn trú ẩn của họ xấu (721)

Họ (...) tự xưng là mwai tlong, tức “người trong” tức người ở trong rừng, còn gọi Việt Nam là mwai ngwai, tức “người ngoài”, tức người ở ngoài đồng bằng (724)

Ðịa bàn của đồng bào Mường (...) không (...) gần (...) Trung Hoa (731)

Ngày nay, người Trung Hoa đã lọt được vào tất cả các cộng đồng thiểu số sơn cước Bắc Việt, nhưng tuyệt nhiên không lọt được vào cộng đồng Mường (732)

Năm 1946 (...) Sơn Tây: 20.139, Phú Thọ: 30.383, Hòa Bình: 136.000, Thanh Hóa: 86.000, tổng cộng: 298.165 (732)

Trung tâm văn hóa cổ thời của họ là khu Sơn La, Yên Bái, Sơn Tây, Phú Thọ, Hòa Bình, chớ không phải Thanh Hóa (...) (733)

Chúng tôi tạm kết luận rằng người Mường là quí tộc Lạc Việt từ Hoa Nam nam thiên (735)

Về tôn giáo thì người Mường thờ tất cả những gì ta thờ (741)

Toàn thể người Mường nhuộm răng đen, một số xâm mình, toàn thể ăn trầu, và họ có đồng bóng, và điều nầy quan trọng hơn hết là họ có trống đồng loại lớn mà họ đang sử dụng (743)

Trong xã hội ta (...) không còn truyền thuyết về trống đồng, nhưng trong xã hội Mường thì còn (744)

Vua Hùng Vương thuộc Mã Lai đợt I (...) người Mường (...) không bao giờ trong truyền thuyết (...) gọi Hùng Vương là “Ðức vua của ta” mà luôn luôn (...) gọi (...) là “Ông Bua Yịt” hoặc Bua Hùng Wang (...) Thế nghĩa là họ chỉ là khách (747)

Người Chàm và người Mường là một thứ người với nhau, tức Mã Lai đợt II, tức Lạc bộ Mã (761)

(Dân Việt ở) Sở (...) là tổ tiên trực tiếp của người Mường (783)

Mã Lai đợt II di cư xuống, một nhóm ở trọ với Vua Hùng Vương, nhóm đó là tiên tổ của người Mường (862)


(Bình Nguyên Lộc,
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Sài Gòn, 1971. Nhan đề phần trích tạm đặt.)