Văn hóa có thể tồn tại rất lâu sau khi độc lập mất, như trong thời Bắc thuộc. Đó là nhờ điều kiện đặc biệt “mất nước, còn làng” (Tàu không đưa đông đảo dân qua ở nên không thay đổi được nền tảng của xã hội ta). Điều kiện ấy rút cuộc sẽ thay đổi. Ta phải giành lại độc lập trước khi nó thay đổi.

Nhưng không phải cứ độc lập thì văn hóa tự động còn. Ai đó có thể không chiếm nước ta mà vẫn tiêu diệt được văn hóa ta. Ta phải cố giữ, mới mong văn hóa ta còn. Không phải là giữ y nguyên, vì thời đại mới đòi văn hóa mới. Giữ đây là giữ một số nét cơ bản có giá trị lâu dài mà tổ tiên ta đã đúc kết ra được mà thôi.

Cái nét cũ cần giữ nhất là cái tinh thần đặt lợi tập thể lên trên quyền cá nhân. Giữ lấy nó, đừng bắt chước Tây.
(Thu Tứ)



“Độc lập và văn hóa”

Chế Lan Viên




Bảo vệ văn hóa rốt lại, lại là phải bảo vệ độc lập.


(
Chế Lan Viên - Thơ văn chọn lọc, Sở Thông tin Nghĩa Bình, 1988)