Loay hoay lột mãi lột hoài
Có công lột bẹ có ngày nên... không
Không là người nghĩ viển vông
Không là cây chuối, còn mong lột gì!
(Thu Tứ)



“Hiểu Tâm kinh” (3)

Thích Thanh Từ




Hành (...) tức là cái suy nghĩ của chúng ta. Khi vừa nghĩ cái này liền nghĩ tiếp cái kia, nó liên tục không dừng (...)

Theo kinh điển Tiểu Thừa (...) hành là “niệm niệm sinh diệt” (...) tức là cái này khởi nghĩ thì cái kia diệt (...) sinh diệt không ngừng (...) dòng suy tư (...) thí dụ như một cây chuối lột ra từng bẹ, từng bẹ, lột mãi tìm lại cây chuối thì không thấy (...) Cũng vậy một dòng suy nghĩ của mình, từng niệm (...) tưởng (...) là thiệt, song niệm này diệt niệm kia sanh không có niệm nào thiệt hết (...) Tiểu Thừa (...) căn cứ (vào sự sanh diệt, tức vô thường) mà nói niệm không thiệt (...)

Theo Đại Thừa (...) (bởi có mắt thấy hoặc tai nghe) rồi mới khởi nghĩ (...) cho nên hành nguyên thể là không, duyên hợp huyễn có (...) Đại Thừa nhìn thẳng vào thể tánh (...) không đợi niệm diệt mới nói là không (...)

Tiểu Thừa nói vô thường, Đại Thừa nói huyễn (...) Nói vô thường thì dễ hiểu (...) Nói là huyễn là không thì khó hiểu (...) hiểu được (...) mới thấy cái sâu của Đại Thừa.


(Thích Thanh Từ,
Bát-nhã tâm kinh giảng giải, tu viện Chơn Không, 1974. Nhan đề phần trích tạm đặt.)