“Tạp thi”

của khuyết danh




Cuốc “nhớ nước” kêu thành tiếng vang xa bất quá một cánh đồng. Ai đó nghe cuốc nhớ nhà “kêu” thành thơ vang khắp Trung Quốc, vang ngoài Trung Quốc. Tiếng cuốc tắt đã mười mấy thế kỷ, tiếng thơ cuốc vẫn còn nghe...

Nguyên văn

Cận hàn thực vũ thảo thê thê
Trước mạch miêu phong liễu ánh đê
Ðẳng thị hữu gia qui vị đắc
Ðỗ quyên hưu hướng nhĩ biên đề.


Dịch nghĩa

Mưa gần tiết hàn thực, cỏ xanh tốt
Gió rờn lúa non, liễu trên đê lấp lánh (?)
Như nhau, sao có nhà mà chưa được về nhà
Cuốc ơi, đừng hướng về bên tai mà kêu nữa.

Dịch thơ

Bản 1:

Mưa gần hàn thực cỏ tốt ghê
Lúa non gió rợn liễu xanh đê
Nhà như ai có, nhà xa mãi
Nghe cuốc kêu hoài, ơi nhớ quê…


Bản 2:

Mưa hàn thực cỏ tốt tươi
Lúa non gió rợn liễu phơi xanh bờ
Xa quê nghe cuốc, thẫn thờ
Có nhà sao vẫn vật vờ, cuốc ơi!


Bản 3:

Tết ăn nguội mưa dai cỏ mượt
Gió rợn đồng, tha thướt liễu đê
Có nhà sao mãi xa quê
Cuốc ơi ra rả chi tê tái lòng…


Bản dịch thơ khác

Gần hàn thực cỏ xanh mưa ướt
Ngọn lúa non gió lướt liễu bờ
Có nhà chưa được về nhà
Ðỗ quyên thôi chớ rầy rà bên tai.
(Trần Trọng Kim)



Thu Tứ