Tự do như Xuân Diệu định nghĩa đòi hỏi tự giác, vốn khó. Cho nên rồi biết bao người làm thơ đã không chống nổi cám dỗ mà đi đến chỗ lạm dụng cái luật “mình đặt kỷ luật cho mình”...

Ai chọn tự do mặc ai, Xuân Diệu tuyên ngôn Tự Do rành rẽ, xong tiếp tục tự nhốt mình trong cái ngục Mới (đã cũ)!

(Thu Tứ)



Xuân Diệu, “Thơ tự do là...”




Tự do là mình đặt kỷ luật cho mình, một kỷ luật linh động, tùy theo mỗi trường hợp, nhưng luôn luôn có kỷ luật (...) Làm thơ tự do tức là mỗi đề tài lại tự tạo ra một điệu riêng cho thích hợp (...) Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm.


(Xuân Diệu, tạp chí
Văn Nghệ, số 13, tháng 6/1949, dẫn theo Nguyễn Hưng Quốc, Nghĩ về thơ, nxb. Văn Nghệ, Mỹ, 1989, tr. 190)