Ngông đại khái là bất cần đời. Ngông là từ thuần Việt, có lẽ một họ với ngồng, vồng, phồng, lồng (lồng lên) v.v. Hễ thuộc họ “ông” là đều cao hơn chung quanh!

Người ngông là người “cao”, mà chiều cao vốn có sức hấp dẫn đặc biệt...

Mặt khác, dĩ nhiên, chiều cao không phải tiêu chuẩn đánh giá “ngoại hình” duy nhất nên có những người, như Nguyễn Du, tuy không cao mà vẫn rất “đẹp”!

Ơ, đang bàn chuyện thơ, sao lại đi nói chuyện người?

Ấy, phải có người ngông thật trước, rồi mới có thơ ngông thật sau!

(Thu Tứ)



Nguyễn Hưng Quốc, “Cái ngông trong thơ”




Ngông là một phong thái có sức quyến rũ lớn trong cuộc sống cũng như trong văn học. Không hiếm người muốn khẳng định cá tính (...) lúc nào cũng tỏ ra ngông (...)

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi là người đầu tiên nhận mình ngông (...)

(...) cái ngông của Nguyễn Trãi (...) được vào thơ, hóa thành thơ (...)

Người ngông nhất trong làng thơ xưa có lẽ là Tú Xương (...)

Sau Tú Xương, có Tản Ðà. Chưa chắc ngông hơn Tú Xương song rõ ràng là Tản Ðà tự giác về cái ngông của mình hơn Tú Xương (...)

Thời 30-45, không có ai ngông (...)

Thời kháng chiến cũng như mấy chục năm thi ca xã hội chủ nghĩa Miền Bắc, không có ai ngông (...)

Văn học Miền Nam giai đoạn 54-75 thì có. Có hai người: Bùi Giáng và Nguyễn Ðức Sơn. Cả hai đều (...) tận cùng ngông (...)

Sau năm 1975, trong nền thi ca hải ngoại (...) Cao Tần (...) chỉ ngang tàng chứ chưa ngông nghênh (...)

Dĩ nhiên, trong thơ, không phải ngông mới hay. Nguyễn Du không ngông. Nguyễn Du rất nhẹ nhàng lau lách nhưng lại làm vàng một cõi đìu hiu mênh mông trong lịch sử (...)


(Nguyễn Hưng Quốc,
Nghĩ về thơ, nxb. Văn Nghệ, Mỹ, 1989. Nhan đề phần trích tạm đặt.)